Tài năng của cậu bé thần đồng piano người Ấn Độ
Nhiều người thiên bẩm đã có khả năng âm nhạc xuất sắc. Ví như cậu bé chơi đàn dương cầm tài năng này. Từ nhỏ cậu bé chưa từng được học âm nhạc cổ điển, nhưng chỉ sau 2 năm rèn luyện, cậu đã cho mọi người thấy tài năng hiếm có của mình.
Ấn Độ là một quốc gia văn minh, có âm nhạc và văn hóa nghệ thuật truyền thống của riêng mình, vì vậy nên tiếp xúc khá ít với nền âm nhạc phương Tây đang có sức ảnh hưởng trên toàn thế giới hiện nay. Khi mà rất nhiều trẻ em trên thế giới được học dương cầm, violin từ nhỏ thì trẻ em Ấn Độ vẫn lớn lên trong nền âm nhạc truyền thống, cho đến vài năm gần đây mới có sự thay đổi. Cậu bé này là một trong những em bé Ấn Độ đầu tiên được huấn luyện dương cầm cổ điển phương Tây.
Nghệ nhân dương cầm thiên tài nhỏ Jacob Samuel đến từ Chennai (Ấn Độ), cậu bé chơi bản nhạc có độ khó cao này khi chỉ vừa mới 9 tuổi. Vào năm 2014, cậu bé lần đầu tiên được mời đến Mỹ tham gia Lễ hội âm nhạc Summit Music Festival ở New York trong 3 tuần và tranh tài cùng các thần đồng âm nhạc khác trên toàn thế giới. Khi đó cậu bé chỉ mới học đàn dương cầm được 2 năm.
Cho đến khi lên tiểu học, Jacob mới được học đàn dương cầm cổ điển ở trường âm nhạc chuyên nghiệp KM College of Music and Technology, cậu bé đã cho thấy ngay khả năng thiên phú đáng kinh ngạc của mình.
Jacob đam mê âm nhạc từ nhỏ, cậu bé lớn lên trong môi trường âm nhạc truyền thống Ấn Độ, từ nhỏ em đã được học đánh trống, đàn ghita và nhạc cụ truyền thống. Âm nhạc truyền thống Ấn Độ kế thừa nền văn minh cổ đại xa xưa, bao gồm âm nhạc cổ điển Bắc Ấn (nhạc Hindustani) và Nam Ấn (nhạc Carnatic).
Có lẽ, khả năng âm nhạc chuyên nghiệp, thành thục cũng như khả năng cảm nhận âm nhạc tự tin của Jacob đến từ nội hàm sâu sắc của nền văn minh xa xưa.
Thường Xuân
Xem thêm:
- Tiếng dương cầm vang lên khiến khách qua đường phải dừng bước
- Theo dõi 5.000 thiên tài trong 45 năm, các nhà tâm lý học rút ra 6 điều thú vị
The post Tài năng của cậu bé thần đồng piano người Ấn Độ appeared first on Trí Thức VN.
from Trí Thức VN http://bit.ly/2HGhEWw
via bao moi
Post a Comment